3 bước phối ghép loa và amply chuẩn và đơn giản nhất bạn không thể bỏ qua
Loa là linh hồn của dàn karaoke, bản thân của nó cũng đã có sự khác biệt rõ rệt nhờ vào chất âm được xây dựng từ những củ loa điện động làm bằng chất liệu khác nhau. Bản thân chúng phát ra âm thanh đặc trưng nhưng chưa chắc người dùng đã thích nghe được chất âm như vậy. Một sự sai khác nhỏ thôi cũng khiến cho bạn cảm thấy khó chịu khi nghe nhạc. Đúng thế, nghe nhạc là phải hay, phải vui thì mới nghe được. Amply chính là thiết bị sẽ giúp bạn tùy chỉnh âm thanh trong dàn karaoke một cách hiệu quả hơn. Dù thế thì vẫn có nhiều người dùng chưa thật sự nắm rõ cách ghép nối loa và amply chính xác nhất.
1. Các bước thực hiện ghép nối loa và amply
Cách này không chỉ giúp bạn ghép nối được nhiều loa với amply trong cùng một lúc mà không bị vấn đề đấu dây sai. Đây chính là cách được xem là kết nối chuẩn xác nhất nhằm hạn chế đi rất nhiều vấn đề như loa phát không ra tiếng, loa chỉ phát ra nhạc,…
Bước 1 : Kiểm tra dây tín hiệu, các cực ra vào của loa và amply. Dây loa sẽ có hai sợi dây, 1 âm và 1 dương. Để phân biệt hai sợi dây này thì bạn sẽ nhìn vào đặc điểm một chút. Dây dương sẽ thường có chữ trên thân trong khi dây âm thì không có chữ. Hãy nhìn ra phía sau của chiếc amply và bạn sẽ nhìn thấy hai đầu với hai màu khác nhau. Đầu âm có màu đen và đầu dương có màu đỏ. Chú ý, nhớ lấy cặp dây AV loại không có dây hình nhé lấy nhầm thì không ghép nối tốt được đâu.
Bước 2: Lấy dây loa dương nối với đầu dương của amply, nối dây loa âm với đầu âm của amply. Nếu có nhiều hơn 1 loa thì hãy làm tương tự nhau với những chiếc loa còn lại cho đến khi bạn kết nối đủ số loa bạn muốn.
Bước 3: Sau khi bạn đã kết nối hết tất cả các loa vào amply, hãy vặn volume về 0 để tiến hành test loa. Vặn từ từ nút volume lớn dần, nếu như âm thanh hoạt động ổn định, chất lượng, tiếng nào ra tiếng thì chúc mừng bạn đã kết nối loa và amply thành công.
Cách đấu 4 loa vào 1 amply
Xem 179+ dàn loa karaoke chính hãng 100%, giá rẻ nhất thị trường, khuyến mãi khủng, quà hấp dẫn
2. Một vài lưu ý khi thực hiện ghép nối loa và amply
2.1 Công suất
Sẽ luôn có sự băn khoăn bậc nhất ở đây khi mà bạn vẫn luôn không rõ về cách chọn công suất nào để phù hợp với amply. Bạn nen chọn amply có công suất lớn hơn gấp 2 lần công suất trung bình của dàn loa. Công suất trung bình cua loa tầm 1000W thì bạn cần chọn amply có công suất 2000W.
Công suất ra thực sự của một chiếc amply – RMS (Root Mean Squared) được tính bằng điện áp trên tải loa nhân với dòng điện qua tải loa đó. Đây là công thức có dễ hiểu để bạn có thể tính được RMS của loa.
Ví dụ hai đầu của chiếc loa 8 Ohm có điện áp xoay chiều 8V, dòng qua tải 1A thì công suất sẽ là 8W.
Việc lựa chọn một chiếc amply đảm bảo được chất lượng là hết sức quan trọng để bạn bảo vệ cả dàn âm thanh ở nhà. Nếu bạn không đảm bảo được giá trị trung bình của công suất giữa loa và amply thì gây ra hiện tượng méo tiếng, có khi gây cháy loa. Bạn không nên chọn amply quá yếu do tín hiệu truyền đi sẽ cực kỳ kém khiến cho âm thanh nghe không trong, rõ. Nếu ở tình huống xấu hơn thì có khi bạn còn gây cháy màng loa nữa.
2.2 Độ nhạy
Loa có độ nhạy càng cao thì càng cần amply có công suất nhỏ. Còn loa có trở kháng thấp (tầm 4 Ohm), độ nhạy dưới 90 dB cần amply công suất lớn, dòng ra lớn. Độ nhạy của loa cho biết công suất tối thiểu tăng âm để ghép với loa. Độ nhạy tỷ lệ nghịch với công suất của amply nên cứ giảm SPL 3 dB thì công suất amply giảm gấp đôi. Bạn sẽ cần quan tâm đến độ nhạy khi bạn đã biết công suất hiệu dụng của amply.
Một ví dụ đơn giản là khi bạn chỉ cần 1W để đạt được mức âm lượng tương đương 95 dB thì amply cần đạt công suất tối thiểu 8W để kéo được loa 86 dB.
2.3 Hiệu suất amply
Muốn hiểu thêm về hiệu suất amply – công suất ra loa thì bạn cần phải nắm được các class đang có trên thị trường nhằm nắm bắt được những đặc điểm về mặt hiệu suất nhằm tính toán ghép nối dễ dàng hơn.
Class A sẽ có hiệu suất khoảng 15% - 20%, tức là công suất ra loa tầm 20%, 80% còn lại là năng lượng bị tiêu tán dưới dạng nhiệt khi amply hoạt động. Ví dụ như tiêu thụ 100W thì công suất của loa tối đa 20W. Class A có độ méo cực nhỏ và âm thanh tự nhiên nhất.
Class B đạt hiệu suất khoảng 70 – 80 %, chúng tiêu tán năng lượng ít hơn nhưng class B lại là loại có độ méo lớn và âm thanh không hay, thường chúng rất ít được dùng trong các mạch audio cao cấp.
Class AB thì hiệu suất tầm 45 – 60%. Đây là dòng trung gian giữa Class A và Class B , đồng nghĩa chúng sẽ cho ra công suất lớn hơn class A nhưng độ méo nhỏ hơn class B. Đây là một loại rất phổ biến và được tin dùng hiện nay.
Xem 50+ mẫu amply karaoke hot nhất hiện nay, khuyến mãi khủng, cam kết giá rẻ nhất thị trường
2.4 Trở kháng
Cần phải khẳng định một lần nữa, trở kháng vô cùng quan trọng. Chúng có vai trò ngang với công suất chứ chẳng đùa đâu. Tổng công suất amply phải lớn hơn 2 lần của loa thì tổng trở kháng của loa lại cần phải lớn hơn trở kháng của amply. Nếu ghép nối loa trở kháng thấp với amply trở kháng cao thì chỉ có một kết cục duy nhất, cháy amply. Ở trường hợp, cả hai có trở kháng cao thì ít bị suy giảm tín hiệu khi truyền đi xa. Riêng các loa 2 Ohm hoặc 4 Ohm chỉ phù hợp để nghe nhạc.
Bạn cần phải chú ý nhiều đến phần trở kháng vì trở kháng ra của một thiết bị phải tương thích với trở kháng vào của thiết bị đứng sau nó. Trở kháng đầu ra tùy thuộc vào việc bạn ghép nối loa như thế nào và được tính bằng công thức:
Ghép nối tiếp thì trở kháng được tính bằng tổng trở kháng các loa
Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 + … + Rn
Ghép nối song song
Tổng trở 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 + … 1/Rn
Tổng trở kháng của lo không nên thấp hơn trở kháng ngõ ra của amply để tránh tình trạng quá tải làm hỏng tầng công suất của amply. Sở dĩ trở kháng quan trọng như vậy là do việc chọn trở kháng amply bằng với trở kháng của loa sẽ giúp đạt mức công suất trên loa lớn nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho dàn âm thanh.