Tổng hợp kiến thức về loa A đến Z dành cho người mới
Loa luôn là một phần rất quan trọng để tạo ra một dàn âm thanh cực chất cho không gian gia đình. Dù vậy thì đối với những người mới lần đầu tiếp xúc với hệ thống âm thanh thường sẽ thấy rất bỡ ngỡ với những kiến thức chuyên môn, thuật ngữ mà các nhân viên kỹ thuật hay sử dụng. Đơn giản hơn là bạn muốn sửa chữa một thứ gì đó mà lại không biết đọc đúng tên của nó thì đúng là rất cay đắng.
Bạn không cần hiểu vanh vách từng chi tiết nhỏ chỉ cần ghi nhớ vài từ khóa đặc trưng về loa là bạn đã có được lượng kiến thức đáng kể nhằm xử lý vài vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng loa.
A – Audio Input Type (cổng kết nối)
Cổng kết nối là một phần quan trọng của loa nhằm giúp bạn có thể kết nối với các thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh hiệu quả hơn. Thông dụng nhất là RCA. RCA trong loa có thể có nhiều hơn hai cổng, đây là jack A/V dùng để kết nối ở định dạng Mono. Jack này thường dùng để truyền tín hiệu âm thanh và video trên thiết bị điện tử. Cổng RCA được xem là cổng nhất nhất phải có trên mọi chiếc loa.
Cổng Aux là cổng dùng để kết nối thiết bị âm thanh ngọi vi như ô tô, loa Bluetooth, máy nghe nhạc. Âm thanh được phát ra từ các thiết bị kể trên sẽ phát thông qua cổng Aux. Thường thì jack RCA – Aux sẽ xuất hiện bên cạnh cổng RCA – RCA.
Cổng USB là loại cổng ngày nay mới xuất hiện trên dàn loa. Cổng này cho việc phát trực tiếp các nội dung lưu trữ trên USB. Cổng này thường có thể được dùng để phát nhạc khi được trang bị trên loa. Cổng Optical là một cổng kết nối âm thanh kỹ thuật số, thường có hình vuông phát sáng. Ưu điểm của loai cổng kết nối này là tốc độ nhanh, chất lượng âm thanh cao, nhỏ gọn do chỉ dùng duy nhất một sợi cáp Optical.
200+ mẫu loa karaoke hát hay, âm thanh chuẩn, giá rẻ nhất thị trường, lắp đặt tận nơi, quà tặng khủng
C – Cone Paper (màng loa)
Không có màng loa thì sẽ chẳng có chiếc loa nào phát ra được âm thanh cả. Lúc đó,mọi cấu tạo trong một chiếc loa cũng chỉ là thứ động cơ đang xoay tròn, hoạt động theo đúng nguyên lý chứ chẳng được tích sự gì. Muốn có âm thanh phát ra thì bạn cần phải thay đổi áp suất không khí bằng cách gắn màng loa vào.
Chuyện âm thanh được phát ra sẽ nghe như thế nào phụ thuộc hoàn toàn vào chất liệu cấu tạo nên màng loa. Bạn đi một con xe xịn sẽ khác với việc bạn đi con xe bình dân, trải nghiệm sẽ khác hoàn toàn, màng loa cũng y như thế. Màng loa là thứ rất quan trọng để mang đến cảm xúc cho người nghe, chúng có đạt được độ trung thực hay không thì còn phải dựa vào chất liệu làm nên màng loa như thế nào. Đó cũng là lý do chính cho việc cặp loa 10 triệu đánh có khi còn không hay bằng cặp loa 5 triệu. Âu chung quy cũng là do màng loa có thể thỏa mãn được cái gu của bạn mà thôi.
D – Dây quấn
Củ loa thường sẽ được quấn quanh đó một loại dây quấn nhất định để bảo vệ cho loa. Loại thông dụng nhất có thể kể đến là loại dây quấn được làm bằng đồng, nhôm phủ đồng bên ngoài. Loại bằng nhôm thì có khối lượng lý tưởng nhưng khó hàn, điện trở cao hơn loại bằng đồng. Thực tế, nguyên liệu tốt nhất vẫn là bạc dù rằng chúng khó gắn kết và giá thành thì không hề rẻ.
Thường chúng sẽ có dây tròn, dây vuông và dây bầu dục. Dùng nhiều nhất vẫn là loại dây tròn do chúng có tiết diện lớn nhưng chúng lại khá nặng. Do đó giải pháp hiệu quả hơn là sử dụng loại dây vuông, chúng nhẹ hơn tầm 20%.
E – Edge (viền nhún)
Đối với loa thế hệ cũ thì viền màng loa sẽ bị cứng và ảnh hưởng trực tiếp đến thông số của loa. Chúng được cấu tạo bằng loại giấy hoặc vải xếp gấp lại nên rất dễ rách. Mà khi chúng rách thì chúng ta sẽ dán lại đến khi chúng tả quá thì thay bằng viền cao su cũng ổn.
Ngày nay, chẳng cần đến viền cao su đó đâu khi mà bạn đã có giải pháp ổn hơn từ các nhà sản xuất. Các loại thiết kế viền nhún mềm dẻo, bền bỉ được sử dụng. Loại này chẳng may chúng bị hư hao thì việc thay thế chúng cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của âm thanh. Bạn cứ nghĩ rằng công dụng của viền nhún cứ phải là bảo vệ màng loa nhưng thực chất chúng dùng để giữ kín hơi, chúng không phát ra âm thanh. Nhưng khi thay thế không đúng chất liệu cũ thì âm thanh phát ra cũng sẽ bị sai khác đi ít nhiều. Bên cạnh đó thì nhìn vào phần viền nhún bạn cũng có thể đoán ra loại loa này chơi nhạc nào hay nhất. Viền gân vải dùng cho loa trầm, trung trầm. Viên mút mềm dùng loa trầm. Riêng viền cao su dày chỉ dùng cho sub điện.
1. Tổng hợp tất tần tật các loại loa và cách hoạt động từ A đến Z
2. Trở kháng của loa là gì và cách phối ghép loa và amply phù hợp nhất
3. Bass – Mid – Treble là gì? Cách chỉnh âm treble hay nhất?
F – Frame (khung sườn loa)
Frame dùng để gắn kết các thành phần cấu tạo thành loa lại với nhau. Chất liệu thường dùng là sắt hoặc nhựa. Đối với các sản phẩm diện Hi End thì có thể frame sẽ được dùng bằng nhôm đúc. Các loại loa bổng và loa trung sẽ dùng khung sườn kín. Khung sườn loa cũng là nơi phô diễn sự sáng tạo và độ đẳng cấp của mỗi hãng như B&W sử dụng khung sườn phía sau làm bằng thủy tinh có hình dạng vỏ ốc để triệt tiêu hoàn toàn âm thanh từ phía sau màng loa. Dù làm gì thì làm, khung sườn loa cũng không nên có bề mặt quá lớn gây phản xạ trực tiếp ở màng loa.
K – Kích thước củ loa
Kích thước củ loa thường rất đa dạng và được sản xuất dựa trên nhu cầu của người dùng là chủ yếu. Hiện nay thì củ loa bass có các loại từ 2 tấc, 3 tấc, 4 tấc lên đến 5 tấc là chuyện bình thường. Một điều rất hiển nhiên là khi củ loa có kích thước càng lớn thì công suất âm thanh sẽ càng lớn.
Việc lựa chọn củ loa bass như thế nào cũng phải tùy nhu cầu của người dùng. Nếu bạn đang kinh doanh thì củ loa lớn sẽ rất phù hợp. Còn nếu bạn chỉ sử dụng trong gia đìh thì củ loa 3 tấc không phải là sự lựa chọn quá tệ.
L - Lỗ dội âm
Lỗ dội âm thường được bố trí trên thùng loa và việc chúng nằm ở đâu phụ thuộc hoàn toàn vào nhà thiết kế loa. Có thể sẽ được ở đằng trước hoặc đằng sau thân loa, các nhà thiết kế thường thích đặt ở đằng trước nhiều hơn. Công dụng lớn nhất của lỗ dội âm chính là chúng giúp tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp qua đó giải quyết vấn đề “thắt cổ chai” của các thùng loa và màng loa nhỏ.
M – Magnet (nam châm)
Ba loại nam châm thường được sử dụng nhất chính là Alnocol, Ferrite, Neodymium. Xét về khía cạnh lâu đời thì Alnocol được sử dụng đầu tiên từ năm 1940 cho đến 1965. Alnocol là loại có từ trường rất mạnh, rất đắt, sử dụng hiệu quả nhưng khi loa hoạt động liên tục ở công suất cao dẫn tới sự truyền nhiệt độ từ cuộn dây vào nam châm làm cho nó giảm ực và không thể tự phục hồi. Thường khi muốn sử dụng Alnocol bạn sẽ phải gắn vào một miền từ trường cao, khe từ nhỏ hẹp, dùng miếng sắt để dẫn từ kết hợp với nam châm hình thành mạch từ. Ưu điểm lớn nhất của mạch từ là ít gây ra tạp âm.
Loại Ferrtie có lực từ yếu hơn Alnicol, chúng được sử dụng phổ biến do chúng rẻ hơn Alnocol, khó bị khử từ khi hoạt động với công suất cao do có khả năng tự phục hồi. Loại mạch từ của Ferrite là loại ngoại từ.
Loại cuối cùng là Neodymium. Chúng là sự kết hợp ưu điểm của Alconol và Ferrite, vừa nhỏ gọn, lực từ mạnh và khó bị khử từ. Giá thành ở mức vừa phải nên chúng đang là sự ưu tiên hàng đầu của các nhà sản xuất. Vật liệu nam châm không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh nhưng chúng có tác động đến cấu trúc mạch từ tối ưu hơn cho âm thanh. Nam châm vốn dĩ dễ bị khử từ khi nhiệt độ cao, nếu chẳng may bạn làm rơi chúng thì khi mẻ một góc, cấu trúc của nó đã thay đổi kể từ ngày đó.
P – Power input
Công suất cực đại là thông số để bạn có thể định hình được mức công suất nào sẽ khiến cho loa bị hỏng. Để giúp cho loa trở nên bền bỉ hơn, bạn nên dùng ở mức công suất chuẩn. Nếu dùng quá công suất thì thế nào cũng hư nhưng mà nếu dùng quá thấp thì lại không tốt cho loa. Dư quá nhiều đã không tốt, thiếu một ít thì cũng không tốt nốt. Dư tầm 100W so với mức công suất cực đại là ổn thỏa để loa hoạt động hiệu quả.
S – Spider (màng nhện)
Đây là thành phần cực kỳ quan trọng và là bộ phận vận hành nhiều nhất trong củ loa. Cơ chế hoạt đọng của loa là di chuyển nhưng luôn quay về vị trí cân bằng để thực hiện tiếp những tín hiệu tiếp theo khi tín hiệu điện đầu tiên được đưa vào. Spider hoạt động như 1 cái lo xo, độ cứng tùy vào từng hãng, chúng giúp cho loa giữ được vị trí cân bằng và cả cuộn dây hoạt động đúng tâm. Độ động của củ loa thường phụ thuộc nhiều vào màng nhện.
Các nếp gấp khác nhau, vật liệu khác nhau sẽ tạo nên màng nhện có chất lượng âm thanh khác nhau. Màng nhện quyết định đến chất lượng củ loa, độ bền, âm thanh theo thời gian. Màng loa bị rách nghe còn đỡ mệt tim hơn là màng nhện rách. Trong trường hợp bị rách màng nhện thì bạn phải tìm đúng loại để thay thế, thay thành loại khác chệch một xíu là âm thanh khác hẳn ngay.
T – Transducer (Củ loa)
Củ loa là tên gọi thông dụng hơn so với thuật ngữ Transducer – bộ chuyển đổi năng lượng. Cụ thể Transducer chuyển tín hiệu điện thành chuyển động cơ sau đó nhà vào 1 màng bức xạ thay đổi áp suất không khí tạo nên âm thanh. Cấu tạo của củ loa gồm rất nhiều thành phần cộng lại như Frame, Edge, Spider, Magnet, Voice Coil, dây quấn. Khá nhiều thành phần mang nét đặc trưng riêng và nhiều thành phần phổ biến.
V – Voice Coil (cuộn dây động)
Cuộn dây động có cấu tạo gồm lõi (boobin) ống hình trụ dùng để quấn dây lên đó, được đặt trong khe hở từ. Thường ở những loại loa cao cấp khe từ rất khít với cuộn dây động do nơi này là chỗ tập trung năng lượng từ. Khe từ càng nhỏ mật đồ từ càng cao. Đối với các loại loa thông thường để cho an toàn thì khe từ có thể rộng hơn chút xíu tùy vào mức độ đầu tư của nhà sản xuất.
Lõi để quấn dây được làm từ chất liệu không từ tính, nhẹ mà cứng chắc, chịu nhiệt cao tầm 250 độ C tốt. Lõi của đa số loa ngày nay thường dùng bằng nhôm vì nó công suất chịu đựng cao, rẻ. Có thể sử dụng lõi giấy nhưng chỉ nên dùng khi loa có mức công suất thấp hơn. Cuộn dây động có chất liệu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thông số củ loa. Nhôm tuy có công suất cao nhưng âm thanh thì có đôi chút vấn đề do tần số cộng hưởng nằm ở mức nghe được.