Tổng hợp tất tần tật các loại loa và cách hoạt động từ A đến Z
Xét về thiết kế thì chúng ta có đến hàng trăm loại mẫu mã loa khác nhau, bạn sẽ chẳng tài nào phân loại được chúng một cách triệt để nhất. Cách tốt nhất để biết hết tất cả các loại loa trong ngành công nghiệp âm thanh là phân loại theo cách thức hoạt động.
Cách thức hoạt động củ từng loại loa sẽ khác nhau nhưng vẫn đi theo một nguyên lý nhất định chính là đẩy không khí xoay vòng trong loa để tạo ra âm thanh lan truyền trong không khí, tác động đến tai người nghe và giúp chúng ta thưởng thức âm nhạc. Dĩ nhiên, cấu tạo khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trong từng chiếc loa. Dù vậy thì cách thức vận dụng nguyên tắc này giúp cho chúng ta phân loại thành 5 nhóm chính tương đương với 5 loại loa khác nhau bao gồm loa điện động, loa mành tĩnh điện, loa mành nam châm, loa kèn và loa plasma.
1. Loa điện động
Dòng loa điện động là loại loa được sử dụng nhiều nhất. Loa điện động gồm có xương loa, nam châm, cuộn dây động, màng loa, màng nhện và gân loa. Màng loa sẽ được thiết kế theo hình nón hoặc hình vòm tạo nên bề mặt chuyển động, tạo ra các luồng khí để rồi sau đó hình thành sóng âm.
Xương loa thường được làm từ sắt dập hoặc đúc bằng hợp kim nhôm hay gang đều được. Gân loa ở xung quanh màng loa có chức năng kết nối màng loa với xương loa, cho phép màng loa chuyển động lên xuống. Đây là bộ phận giúp cho màng loa quay trở về vị trí đứng yên sau khi chuyển động.
200+ mẫu loa quán cafe treo tường âm thanh cực hay, bảo trì mỗi 6 tháng miễn phí, giá rẻ nhất thị trường, lắp đặt tận nơi, quà tặng khủng
Màng nhện là thứ hết sức quan trọng khi có nhiệm vụ giữ cho loa ở vị trí ổn định sau khi chuyển điện động. Chúng thường được đặt sát với màng loa hình nón. Phần lớn màng nhện đều được uốn lượn sóng giống như hình mái hợp. Cuộn dây động được quấn bằng đồng quanh một lõi hình trụ. Tín hiệu xoay chiều từ amply được đưa vào cuộn dây đi qua vòng dây sinh ra từ trường. Từ trường sẽ tương tác với nam chân sinh ra các chuyển động lên xuống. Dòng điện chạy trong cuộn dây tỷ lệ thuận với mức độ dao động của cuộn dây. Voice coil thường được gắn chặt vào nón loa ở một đầu, các dao động từ cuộn dây truyền đến nón loa, làm rung động cả nón loa, làm phát ra âm thanh.
Có nhiều kiểu cấu tạo và kích cỡ khác nhau của loa khi chúng phụ thuộc vào dải tần trong loa. Thường trong một thùng loa chỉ có một chiếc loa điện động duy nhất. Dòng loa này các bạn hay được biết đến với tên gọi thân thuộc là loa full. Dù vậy thì khi ở dạng phối hợp nhiều loa điện động khác nhau trong cùng một thùng loa thì độ méo tiếng do dải tần không phù hợp sẽ được giảm. Đồng thời, phổ âm thanh đầy đủ sẽ xuất hiện ở dạng phối hợp. Mỗi loa điện động sẽ gánh một dải tần khác nhau nên chúng sẽ có âm thanh tốt hơn. Đó chính là nguyên nhân sinh ra ba loại loa treble, mid, bass.
Loa treble tái hiện tần số cao, đường kính thường dùng từ 1 – 2 inch, thiết kế kiểu vòm. Chất liệu hay được sử dụng là titanium, nhôm, lụa, nhựa…và phải được thiết kế đủ nhẹ để chuyển điện động rất nhanh, tầm mấy ngàn dao động mỗi ngày. Loa mid xử lý tần số trung, thường tầm 2000 - 3000 Hz xuống tới 200 – 500 Hz. Chúng thường có hình nón, chất liệu được sử dụng thường là nhựa, polypropylene hoặc giấy. Kích thước trung bình cỡ 6 – 18 inch là cực kỳ lý tưởng để sử dụng. Loa bass thường để xử lý tần số thấp từ 80Hz trở xuống và chúng được dùng ở đường kính 10 inch trở lên.
Khi đã phân ra ba loại loa riêng biệt như vậy nhưng dải tần thì chỉ có một mà thôi. Chúng không thông minh như con người để tự biết phải chạy vào loa nào. Đó chính là lý do cần đến bộ phân tần để chia dải tần ra cả ba chiếc loa. Bộ phân tần là một mạch điện có nhiều linh kiện khác nhau như tụ, trở, cuộn dây,…Các tần số cao từ 3000 Hz trở lên sẽ được bộ phận này chuyển đến loa treble, từ 3000 – 200 Hz sẽ được chuyển tới loa trung, dưới 200 Hz thì tới loa trầm. Nói qua nghe có vẻ là phân định rạch ròi các dải tần với nhau nhưng âm thanh là một thể giao thoa nhiều tần số, vì thế chúng sẽ có những nơi giao thoa ví dụ như âm trung cao. Âm thanh phát ra từ loa treble dưới điểm phân tần sẽ giảm theo độ dốc nhất định, độ nghiên càng lớn càng sinh ra tần số dưới điểm 3000 Hz và ngược lại. Bộ phân tần được xem là một thành phần quan trọng khi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh của loa.
Sở dĩ, loa điện động được sử dụng phổ biến là do tính linh hoạt khi hoạt động. Chúng chỉ hơi phức tạp khi bạn phải sử dụng dạng phối hợp nhiều loa điện động với nhau đi kèm với bộ phân tần. Độ cồng kềnh là không thể bàn cãi và chúng có ảnh hưởng một chút đến việc suy hao tín hiệu. Âm thanh ở gần điểm phân tần thường bị suy giảm khiến cho màn âm thanh tổng thể không mượt khi thiếu bộ phân tần. Dù sở hữu những nhược điểm như thế nhưng chúng dễ chế tạo thành ra loa điện động chính là loại phổ biến nhất.
1. Cách kết nối và cân chỉnh loa sub chuẩn nhất bạn nên đọc
2. 3 bước phối ghép loa và amply chuẩn và đơn giản nhất bạn không thể bỏ qua
2. Loa mành tĩnh điện
Ưu điểm kinh điển nhất của dòng loa này là không cần dùng bộ phân tần, màng loa nhẹ. Các loa tĩnh điện sử dụng một chiếc mành treo trong từ trường tích điện. Chiếc mành rộng, cao khoảng 1,2m, phẳng, mịnh, nhẹ nên chúng rất nhạy cảm với những dao điện động của tần số âm thanh.
Chiếc mành có thể xem là sự cải tiến vượt trội của dòng loa mành tĩnh điện nhưng chính chúng cũng là yếu điểm vì mành luôn mỏng, rộng nên không thể di chuyển được những khoảng cách lớn để tái hiện các tần số thấp như loa điện động. Cũng vì vậy mà nhiều loa mành phải đi kèm loa trầm điện động và một bộ phận phân tầng.
Do tính chất không được linh hoạt giống như loa điện động nên chúng khó tái tạo âm thanh sôi động, nhiều biến hóa mà thay vào đó tập trung vào sự tinh tế ở dải mid, treble là chủ yếu. Yếu điểm nữa của dòng loa mành tĩnh điện lại tiếp tục nằm ở chiếc mành siêu mỏng. Chiếc mành sẽ được đặt giữa hai tấm kim loại. Điện áp mức cao hơn hàng ngàn vôn được đưa vào tấm kim loại, hình thành điện trường giữa không gian hai tấm/ Tấm mành nhận dòng điện xoay chiều từ amply và liên tục thay đổi dấu điện cực. Việc thay đổi này làm cho màn bị đẩy, kéo khỏi các tấm kim loại sinh ra sự dịch chuyển không khí tạo ra âm thanh. Muốn có điện áp cao thì loa phải kết nối với ổ điện nên nếu loa mành tĩnh điện mà đặt xa ổ điện thì có mà bó tay.
Chúng làm cho bạn cảm thấy hơi phiền trong quá trình sử dụng.
Loa mành tĩnh điện thường ít được dùng do hạn chế về vị trí đặt loa và cả khả năng phối hợp. Muốn bass khỏe, chắc thì cần có thêm một loa siêu trầm thì mới đủ đô. Ưu điểm vượt trội ở dải mid và treble mang đến âm thanh trong trẻo, chi tiết.
3. Loa mành nam châm
Loa mành nam châm không hoạt động theo kiểu của loa kiểu điện động nhưng nó khác ở loa màn tĩnh điện ở chỗ không cần phải cắm vào ổ điện. Loa mành nam châm thay tấm mành mỏng, rộng bằng 1 dải ruy bang kim loại mỏng, treo giữa 2 nam châm. Dòng điện sẽ chạy qua ruy băng kim loại làm cho ruy băng bị các nam châm đẩy và hút, sự chuyển dịch này sinh ra song âm trong không khí bao quanh ruy băng.
Sở hữu dải ruy băng dài khoảng vài inch đi kèm với phản ứng nhanh nhạy cho phép loa mành nam châm tái hiện các tần số cao rất hợp. Nếu kết hợp loa mành nam châm với loa trầm điện động thì hiệu ứng âm thanh của chúng sẽ rất tuyệt. Dòng loa này thường dùng trong các hệ thống rạp hát gia đình đa kênh là chủ yếu.
4. Loa kèn
Một dòng loa rất cổ đi kèm với nguyên lý hoạt động hết sức đơn giản. Chúng giống như tai và miệng của con người. Chỉ cần khum tay ở quan vành tai sẽ nghe rõ hơn, còn khum tay ở miệng sẽ nói to hơn. Phần họng kèn có nhiệm vụ gom các rung động song âm lại và hướng chúng đến miệng kèn hiệu quả hơn và kết quả là âm thanh sẽ được khuếch tán với tốc độ và mức năng lượng cao hơn.
Hẳn nhiên, ưu điểm lớn nhất là loa khuếch đại âm thanh tốt hơn do kèn đã được gắn trực tiếp vào trước vành loa. Cuộn dây âm thanh và màng loa được thu nhỏ do hiệu suất cao của dòng loa kèn, từ đó khiến chúng trở nhẹ hơn, giảm quán tính chuyển động của các bộ phận, tăng độ phản hồi cho hệ thống loa. Từ đó loa kèn có tốc độ hoạt động nhanh hơn đồng thời dừng lại ngay khi tín hiệu âm thanh. Màng loa cứng sẽ là ưu tiên khi sử dụng loa kèn do chúng có biên độ dao động thấp hơn góp phần làm giảm đáng kể hiện tượng méo tiếng.
5. Loa plasma
Một trong dòng loa đặc biệt nhất khi chúng không cần thùng, không cần màng loa mà vẫn phát ra âm thanh trong trẻo, chính xác, độ méo cực thấp. Dòng loa này thường đóng vai trò loa treble. Chúng có nguyên lý hoạt động rất đơn giản khi sử dụng một bộ phóng điện gắn với 1 biến thế cao cáp ở 1 đầu ra của ampli công suất. Amply điều khiển biến thế có điện áp lên đến hang ngàn vôn theo tín hiệu âm thanh. Kích cỡ ngọn lửa phát ra từ que phóng điện có thể thay đổi theo kéo theo áp suất xung quanh ngọn lửa thay đổi. Âm thanh được phát ra trực tiếp mà người dùng sẽ không nhìn thấy tấm màng loa rung động. Tiếng tuy hơi nhỏ nhưng bù lại rất trong trẻo, âm thanh lan rộng, đều trong phòng.
Dù là dòng loa lý tưởng nhưng plasma lại là dòng loa sinh ra khí ozon rất độc hại, gây ung thư cao. Để hoạt động tốt nhất thì điện áp của loa cũng cần phải cao dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng của con người đi kèm theo đó là bức xạ tần số radio khó kiểm soát, nguy cơ phá hỏng nhiều thiết bị điện tử khác trong nhà.