Sự nổi bật trong chất âm của dàn âm thanh nhà bạn thường không chỉ cần một thiết bị. Bạn cần nhiều thiết bị hỗ trợ để có dàn âm thanh chất lượng nhất. Không thể cứ đực cái mỗi thứ một ít và sau đó thì bạn sẽ chẳng có được dàn âm thanh như ý muốn. Amply là thiết bị rất cần để bạn giải trí ở cấp độ cao nhất và nuông chiều cảm xúc của bạn theo cách trọn vẹn nhất. Dù vậy thì amply karaoke cũng có nhiều loại lắm và chắc chắn là bạn sẽ cực kỳ khó chọn lựa nếu như không biết chính xác thứ mình cần cho dàn âm thanh chuyên karaoke của mình.
Trước hết, amply là một loại thiết bị dùng để khuếch đại âm thanh đến những thiết bị đầu cuối khác như loa. Chúng thu nhận những tín hiệu từ những thiết bị đầu vào, điển hình là micro, đầu hát, tiến hành xử lý và cho ra thiết bị đầu cuối rồi đi đến tai người nghe. Amply karaoke càng tốt sẽ càng mang đến cho bạn khả năng xử lý tín hiệu tuyệt vời hơn. Thiết bị này rất cần để tái tạo âm thanh trong những bản nhạc karaoke nhằm biến chúng trở nên chân thật hơn. Nói ngắn gọn hơn là khi bạn muốn dàn âm thanh của mình có chất lượng xịn hơn thì bạn cần một chiếc amply để thực hiện những điều mình mong muốn.
Xét về cấu tạo thì chúng thuộc hàng có kết cấu khá đơn giản, bạn có thể tự xử lý một mình mà không cần phải nhờ đến nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp. Hẳn nhiên, đối với các “bệnh vặt” bạn có thê bấm bệnh ra ngay nhưng nếu bạn không rành về kỹ thuật thì vẫn nên mang ra tiệm để những người sữa chữa chuyên nghiệp thay thế giúp bạn. Amply chủ yếu liên quan đến xử lý tín hiệu âm thanh nhưng không phải cứ chăm chăm vào việc cắm thử lên nghe xem chúng hay dở ra sao là rinh chúng về ngay. Bạn phải xem xét các thông số và thành phần cấu tạo một cách kỹ lưỡng nhất. Tựu chung, một chiếc amply sẽ gồm nhiều khối ghép nối lại với nhau, chúng ta sẽ có khối nguồn, khối công suất và bảo vệ, mạch vào, mạch xử lí âm sắc và tạo hiệu ứng kèm theo một số thành phần điện tử khác để tạo thành khối thống nhất.
Cùng DXAudio trải nghiệm trực tiếp amply karaoke liền vang và micro hiện có tại DXAudio qua video sau nhé:
Đặc biệt, bạn phải lưu ý kỹ ba bộ phận chính là biến áp nguồn, tụ lọc nguồn, mạch điện tử công suất.
Biến áp nguồn thật ra là thành phần có giá trị cao nhất trong chiếc amply, mất chúng rồi thì bạn chẳng thể làm được gì cho nên hồn cả. Biến áp càng to đồng nghĩa công suất càng lớn mà phàm cái gì đã lớn thì sẽ luôn đi kèm với giá cao. Tùy vào hệ thống điện mà khu vực bạn sống đang sử dụng và cũng những thiết bị âm thanh ghép nối chung mà bạn có thể lựa chọn mức điện lưới cho amply hiệu quả. Tầm 110V, 220V là khá phổ biến ở Việt Nam. Có thể, mức 110V không thật sự lý tưởng với bạn nhưng chắc chắn là nếu bạn lỡ có một cặp loa xịn từ Mỹ về thì mức công suất bạn cần dùng là 110V. Trường hợp này, bạn mua thêm một cục biến đổi nguồn là được. Công dụng của biến áp nguồn là biến đổi từ điện lưới ban đầu xuống điện áp thấp hơn khoảng 30 – 50 VAC rồi qua thiết bị chỉnh lưu và tụ lọc ra điện áp một chiều đối xứng.
Tụ lọc lọc nguồn khác với biến áp nguồn có chức năng quan trọng bậc nhất trong amply karaoke là bộ phận quan trọng thứ nhì. Chúng có nhiệm vụ dự trự năng lượng cho toàn bộ các khối trong amply, giúp các bộ phạn vận hành trơn tru và làm ổn định điện áp. Bộ đôi biến áp nguồn và tụ lọc nguồn gần như phải luôn song hành cùng nhau trong chiếc amply karaoke chuyên dụng. Chẳng có một chiếc amply nào có thể vận hành mà lại không có những thành phần quan trọng làm nên khả năng vận hành trơn tru cho một chiếc amply.
Mạch điện công suất là một trong những thành phần có độ đầu tư rất cao đến từ các nhà sản xuất. Mỗi một nhà sản xuất sẽ có một mạch điện khác nhau. Chúng chính là đặc điểm là nên sự khác biệt về âm thanh của từng hãng. Thẳng thắn ra thì âm thanh có độ trung thực cao hay không thì phải phụ thuộc vào hệ mạch này. Những hệ mạch xuất sắc là những bảng mạch điện công suất cho ra âm thanh có độ trung thực cao nhất, ít nhiễu, giảm tiếng méo hiệu quả nhất. Xét trên phương diện âm thanh thì đây cũng là thành phần quan trọng nhất của amply karaoke. Chúng có giá trị không quá cao nhưng mà chúng chính là nghệ thuật tuyệt tác, đồng thời khi bạn lỡ gặp vấn đề với bảng mạch thì chỉ có nước thay luôn nguyên bộ mà thôi.
Tùy theo chế độ hoạt động (class) khác nhau thì amply sẽ vận hành theo cách khác nhau, mỗi class đều có ưu nhược, đặc trưng riêng
Amply karaoke class A thường là loại chọ hiệu suất thấp, tầm 25% so với những chiếc amply ở class D. Lấy ví dụ như thế này, bạn cho công suất đầu vào 100W thì chỉ có 25W được phát ra ở loa, còn lại thì chúng tiệu hao ở dạng tỏa nhiệt trên các sò công suất và đèn điện tử. Nghe qua là thấy tự dưng phí phạm quá nhưng thực tế thì âm thanh của class A lại rất hay, độ méo thấp, độ hài hòa cao nên có thể giúp cho bạn nghe nhạc, hát hò nghe hay hơn, âm thanh nghe ngọt ngào, trung thực bất chấp đôi lúc bạn thấy hơi tốn công suất một chút. Chúng chỉ hoạt động trên những chiếc amply một sò là chủ yếu do chúng không có miền phi tuyến (nonlinearities) và méo xuyên tâm (cross distortion).
Class lai giữa hai class A và class B chính là class AB. “Class con lai” AB mang đến hiệu suất cao hơn và chúng thường xuất hiện trong những dòng có 2 bộ sò công suất nhằm đảm bảo khả năng vận hành. Class này phù hợp với những không gian rộng rãi do độ động của chúng rộng mang đến khả năng quẫy cực kỳ mạnh mẽ. Dòng class này hoạt động theo cơ chế push – pull giống như cách bạn tập Thái Cực mỗi sáng. Bởi chúng xuất hiện điểm cut off khiến cho tín hiệu bị giảm đi 50% ở đầu vào và khiến cho âm thanh nghe bị nhỏ đi rất nhiều. Hai bộ sò công suất sẽ gồm một sò dương và một sò âm để đẩy – kéo cho phù hợp. Thôi nào bây giờ bạn đã thấy chúng giống với môn Thái Cực chưa.
Amply dạng class B cho thấy sự hiệu suất ấn tượng khi ở tầm 70 – 80%, nghe qua rất chi là hợp lý và lý tưởng. Nhưng mà class nào thì cũng sẽ có điểm yếu và cái điểm yếu mà bạn có lẽ chẳng mong muốn nhiều nhất chính là chúng có độ méo lớn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có chất lượng âm thanh quá cao, rất ít amply hiện tại sử dụng class này.
Đối với class D thì bạn sẽ có độ méo rất lớn nhưng mà hiệu suất thì tầm 90% trở lên. Con số quá lý tưởng với nhiều người dùng, chúng có khả năng tiết kiệm điện năng hiệu quả và cho ra công suất ở loa rất lớn, dòng class này hay được ví như là dòng ít đau thận nhất, khả năng xử lý tín hiệu của những chiếc amply class D tốt nhất nhưng khi dùng bạn phải có nhiều thứ để giảm độ méo. Class D cũng không cần đến nhôm tản nhiệt siêu to khổng lồ.
Nói nãy giờ nhưng chắc bạn cũng thắc mắc rằng không biết sẽ có bao nhiêu loại amply khác nhau đang có trên thị trường. Phân theo cơ chế hoạt động chỉ là một phần nhỏ mà thôi, hiện nay trên thị trường có nhiều dòng amply karaoke với nhiều tên gọi gây rối não.
Amply tiền khuếch đại (Pre – amp), nghe qua tên là biết các này không hẳn là amply 100%. Nó cũng lai đấy nhưng lai kiểu khác, tưởng tượng cho dễ hiểu thì cũng y như lần đầu bạn về ra mắt gia đình bạn trai, cửa kiểm duyệt lúc nào cũng căng và đó chính là giai đoạn tiền “gật đầu” mà đôi lứa nào cũng phải trải qua. Quay trở lại với Preamp thì chúng có nhiệm vụ như một DAC chính hiệu, nhận tín hiệu từ các thiết bị xử lý âm thanh nhưng chúng không khuếch đại âm thanh. Chúng rất cần cho việc xây dựng những dàn âm thanh cao cấp trong gia đình.
Amply mà bạn hay sử dụng để hát karaoke có tên là amply công suất (Power amply). Chúng chính là amply 100% và nhiệm vụ chính của chúng chỉ là khuếch đại âm thanh đến loa một cách toàn vẹn nhất.
Class thì cũng có class này class kia nên amply thì cũng vậy đó. Loại amply tích hợp cả hai loại amply phía trên có tên là amply tích hợp (Intergrated amply). Chúng chính là sự tổng hòa tương đối hoàn hảo ưu điểm của power amply và preamp.
Ngoài ra thì bạn cũng sẽ có dòng Monoblock amply. Đây là dạng amply Stereo có khả năng xử lý độc lập từ trái qua phải, chúng sử dụng hai bảng mạch điện tử khác nhau nhưng chúng có thể giúp bạn có trải nghiệm khác biệt. Không phải chỉ là độc lập theo kiểu mỗi đứa một “phòng” mà là theo kiểu một đứa một “nhà”, “nhà” ai nấy ở. Chúng độc lập từ phần nguồn cho tới phần khuếch đại nên khả năng xử lý âm thanh sẽ rất khác biệt. Monoblock khác hoàn toàn với dòng dual mono amply bởi dòng dual thì có hai block riêng nhưng chúng được xử lý đồng thời hai kênh L - R cùng lúc.
Không chỉ theo dõi cấu tạo ở bên trong mà các thông số bạn cũng cần phải lưu tâm. Những thông số đặc biệt quan trọng trong quá trình chọn máy, công suất là thứ mà bạn phải quan tâm hàng đầu. Công suất của máy sẽ được tính theo đơn vị RMS (Root Mean Square), ngoài ra chúng còn được chia ra thành công suất đỉnh PMPO (Peak Music Power Output) và công suất cực đại. Nhắm mắt cũng biết rằng công suất cực đại thì luôn luôn cao hơn công suất hoạt động, quan trọng là chúng cảnh báo cho các bạn biết rằng mức công suất âm thanh lớn nhất mà hệ thống phát ra được trong thời gian ngắn. Bí quyết là bạn nên nhìn dòng RMS trước khi quyết định mua sản phẩm.
Độ lợi công suất (Gain) là tỷ số giữa công suất đầu vào và công suất đầu ra của amply, chúng được tính theo hàm logarit, đơn vị là dB. Gain chủ yếu thể hiện khả năng khuếch đại âm thanh của amply đến mức như thế nào trong quá trình sử dụng.
Đáp ứng tần số (Frequency Response) chắc chắn là bạn đã nghe khá nhiều nhà sản xuất quảng cáo đến thông số này Chúng chủ yếu cho thấy khả năng tái tạo âm thnah của amply. Độ rộng càng lớn thì càng tốt, thông thường thì các amply hiện nay đạt cỡ 20Hz đến 20kHz.
Thông số trực tiếp liên quan đến Class chính là hiệu suất (Efficiency). Chúng thể hiện thông số theo công suất đầu vào của amply và hẳn nhiên nếu bạn đã đọc bài viết này từ trên xuống đến đây không sót chữ nào thì bạn cũng đã biết đến khái niệm class là gì rồi. Mà nếu lỡ có đọc lướt qua thì bạn kéo lên trên đọc lại cũng chưa muộn đâu.
Thông số độ méo hài tổng (THD) giúp bạn so sánh tổng hài các tầm số giữa tín hiệu đầu vào và âm thanh đầu ra trước và sau khi qua amply. Thông số này càng cao thì sẽ gây méo và làm giảm độ trung thực của âm thanh đáng kể, vì thế mà chúng chỉ thường ở mức nhỏ hơn 0,5% là cực kỳ lý tưởng.
Amply karaoke không đứng một mình, amply thường phải đi chung với những thiết bị khác cho nên bạn rất cần chú ý đến trở kháng. Có trở kháng phù hợp giữa các thiết bị sẽ làm loa giảm một nửa công suất khi vận hành trong dàn âm thanh và từ đó bạn cũng bớt nhăn mặt hơn.
Vấn đề về giá của mấy chiếc amply chắc bạn cũng sẽ quan tâm vì những thiết bị phù hợp với dàn âm thanh của riêng bạn mới là tốt nhất. Những dàn âm thanh nhỏ thì tầm giá 3 triệu trở xuống là cực kỳ phù hợp. Ở phân khúc này thì các hãng như Boston, California là các ứng viên phù hợp. Xích lên chút xíu tầm 5 triệu thì có TOA, Guiness, Jarguar (một vài dòng tầm trung) và chúng chủ yếu phù hợp cho những dàn âm thanh tầm trung. Khi bạn muốn xây dựng dàn âm thanh hoành tráng thì Yamaha, Jarguar là hai thương hiệu cực kỳ đáng được tin tưởng nhất.
Lựa chọn amply là cả một công trình và chắc chắn bạn sẽ chẳng muốn bỏ qua bất cứ giai đoạn nào. Hẳn nhiên, đây không phải là một cuộc “đu đưa” nên bạn phải cẩn trọng để tìm ra chiếc amply phù hợp với mình nhất. Đừng để chính bản thân mình mua trúng một chiếc amply không phù hợp và quay sang than vãn rằng amply nát bét nghe chả hay gì cả, amply nghe nhạc phải phù hợp thì chúng mới phát huy công dụng tốt được chứ.