Trở kháng của loa là gì và cách phối ghép loa và amply phù hợp nhất

Đã có 24808 lượt xem sản phẩm

Nội dung chính:

Trở kháng của loa luôn là một phần rất quan trọng để bạn có thể ghép nối được loa với amply theo cách phù hợp nhất, tối ưu cho mọi thiết bị mà không phải vật vã mỗi lần muốn ghép nối loa với amply. Vì vậy việc tìm hiểu xem trở kháng là như thế nào đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với người dùng muốn bổ sung thêm kiến thức để xử lý vài vấn đề nhỏ nhặt khi ghép nối.

1. Trở kháng của loa là gì?

Trở kháng là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự ngăn trở dòng điện của mạch điện mỗi khi có hiệu điện thế đặt vào. Kí hiệu trở kháng là chữ Z, đơn vị đó được đo bằng đơn vị đo trong SI là Ω (ohm).

Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng xoay chiều cũng như thông tin của độ lệch pha của thiết bị. Loa có điện trở và độ lớn của chỉ số này là trở kháng của loa, viết tắt là R. Trở kháng của loa được quyết định do cuộn dây cấu tạo phía bên trong loa.

Xem 200+ dàn loa hội trường chính hãng 100%, chất âm cực hay, bảo trì miễn phí mỗi 6 tháng, lắp đặt tận nơi, chiết khấu cao

2. Tại sao trở kháng lại quan trọng?

Trở kháng thật sự quan trọng khi bạn bắt đầu ghép nối loa với amply vì chúng có mức trở kháng có thể giống nhau hoặc khác nhau. Nếu amply có trở kháng cao mà loa có trở kháng thấp thì amply sẽ rơi vào trạng thái bị quá tải và cháy, bất chấp bạn đã đạt điều kiện là công suất amply lớn hơn công suất liên tục của loa.

Hiện nay, trên thị trường có hai loại loa là trở kháng cao và trở kháng thấp. Các dòng dùng cho karaoke phổ biến là 4 Ohm, 6 Ohm, 8 Ohm. Loa dùng để nghe nhạc thì có trở kháng ở mức 2 Ohm.

tro khang cua loa

3. Trở kháng bao nhiêu thì chính xác nhất?

Có ba vấn đề bạn cần phải lưu ý khi nhìn trở kháng. Thứ nhất, ghép nối trở kháng của loa thấp với amply trở kháng cao. Hậu quả thì chúng bị cháy amply nên tuyệt đối cần tránh điều này. Nên ghép loa trở kháng cao với amply trở kháng cao là phù hợp nhất.

Thứ hai, công suất lý tưởng của amply cần gấp đôi công suất của loa, ít nhất thì chúng cũng phải hơn nhưng mà hơn ít ít thôi. Hơn nhiều quá thì cũng không tốt. Nguyên do cho việc này là vì chúng sẽ gây ra độ méo tiếng, sự chênh lệch quá lớn nhiều khi gây cháy loa luôn. Amply mà “yếu sinh lí” thì tín hiệu sẽ thường xuyên ở tình trạng Clip. Khi Clip quá nhiều thì khiến cho amply chỉ gửi đượcmột dòng điện một chiều vào loa làm cho màng loa không thể co giãn bình thường. Cứ giãn mãi mà không co thì màng loa sẽ không làm mát được cho côn loa. Côn loa mà nóng lên thì chỉ có một hậu quả đó là cháy.

Thứ ba, hãy nhìn vào thông số đáp tuyến tần số và thông số kiểm soát âm trầm, các yếu tố giảm xóc, chống rung khi bạn xác định ghép nối với các loa siêu trầm.

Xem 50+ mẫu amply karaoke hot nhất hiện nay, khuyến mãi khủng, cam kết giá rẻ nhất thị trường

4. Cách phối ghép loa và amply phù hợp nhất

Có 2 cách đấu nối cơ bản là nối liên tiếp và nối song song. Đối với nối liên tiếp thì tổn trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R(n). Cách nối này khiến cho trở kháng của loa sẽ tăng lên nên việc tương thích với amply thì sẽ cực hiệu quả do trở kháng càng cao thì tính tương thích càng lớn.

Đối với cách nối song song thì tổng trở được tính như sau (R) 1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R(n). Cách nối loa song song sẽ khiến cho tổng trở bị giảm xuống nên khi nối ghép cần để ý đến công suất của loa và amply để ghép nối cho phù hợp.

ket noi loa vs amply

5. Cách kết nối loa trở kháng thấp

Đây là các ghép nối phổ thông và thường được sử dụng cho những loa có trở kháng lớn hơn 2 Ohms. Chúng được áp dụng hầu hết ở những dàn karaoke, sự kiện, sân khấu, hội trường. Với cách kết nối này thì mức công suất của ampli chỉ cần nhỉnh hơn đôi chút so với công suất loa ở cùng trở kháng là đã cho kết quả hết sức viên mãn.

Loa có mức trở kháng thấp thường sẽ hay gặp trong các dàn âm thanh có mức công suất lớn, karaoke, nghe nhạc với amply và loa có khoảng cách rất gần. Đối với trường hợp này thì cần thiết kế sao cho tổng trở kháng đầu vào của loa phải lớn hơn trở kháng của amply. Khoảng cách giữa ampli và cục đẩy, loa nhỏ tối ưu là 10m. Khoảng cách lớn hơn thì công suất amply cung cấp cho loa sẽ không đủ làm cho âm thanh bao phủ khắp phòng.

6. Cách kết nối loa trở kháng cao

Cách phối ghép này thường được sử dụng cho âm thanh thông báo, phát nhạc hay tiếng nói ở các không gian công cộng như trường học, siêu thị, nhà xưởng. Những hệ thống âm thanh này có đặc điểm lớn chính là hay sử dụng dụng những cặp loa có biến áp cùng với amply chia vùng để phù hợp với những không gian mà mình mong muốn.

Ưu điểm về mặt chất lượng âm thanh giữa tín hiệu truyền giữa amply và loa với khoảng cách lớn. Phù hợp với dàn âm thanh có độ phủ rộng, kết nối giữa loa và các thiết bị khác nhau và cách ghép nối là theo dạng song song nên cách tính trở kháng hơi lằng nhằng thì bạn cũng chẳng cần tính với cách phối ghép này. Tổng mức công suất của loa trong hệ thống thấp hơn so với công suất amply là bạn đã có thể sử dụng tốt chứ không yêu cầu cao như cách phối ghép loa trở kháng thấp với amply.

processing...
M.Bắc 0913.456.172
M.Nam 0988.104.504
M.Trung 0914.025.906
M.Tây 0983.678.909